Nothing is impossible

Blog cá nhân tổng hợp những kiến thức về website và Mar online (^_^)

Child theme là gì? Cách sử dụng Child theme WordPress chuẩn nhất


Hiểu được ✅Child theme là gì? Và biết được ✅Cách sử dụng Child Theme trong WordPress là những kiến thức bạn cần biết khi bắt đầu tiếp xúc với WordPress. Để hiểu rõ hơn về child theme và mức độ quan trọng của nó thì các bạn hãy theo dõi bài viết nhé.

Child theme là gì?


Child theme là một theme con (tạm gọi là như vậy), thừa hưởng tất cả các đặc điểm, chức năng và thuộc tính từ một theme khác đầy đủ (Được gọi là theme mẹ).

WordPress hoàn toàn hỗ trợ Child theme, vì vậy, tất cả các theme trong WordPress đều có thể tạo được child theme để hỗ trợ tùy biến theme mẹ mà không thay đổi trực tiếp code trong theme mẹ.

Tại sao nên dùng child theme trong WordPress?


Thông thường, trong quá trình sử dụng và tùy biến website trên nền tảng WordPress của bạn, bạn sẽ chỉnh sửa trực tiếp lên theme từ CSS đến các file php của website. Điều này khiến cho website gần như không thể cập nhật theme mới từ nhà phát hành.

Việc thay đổi code trực tiếp trên theme, khiến website nếu có cập nhật sẽ gây mất những chỉnh sửa cũ, khiến giao diện, tính năng bị lỗi. Còn nếu không cập nhật theme sau khi chỉnh sửa, thì có khả năng cao website sẽ bị hack do không cập nhật vá các lỗi bảo mật của WordPress và theme.

Chính vì vậy, child theme cho WordPress ra đời để giúp bạn thoải mái chỉnh sửa code các file trong theme mẹ mà không sợ lỗi giao diện, tính năng; cũng như có thể cập nhật theme mẹ lên các phiên bản cao hơn mà không ảnh hưởng gì đến website.

Cách sử dụng Child theme trong WordPress


Bây giờ bạn cần hiểu các hoạt động của Child theme để nắm vững khi sử dụng.

Khi bạn sử dụng Child theme thay cho theme mẹ, thì nếu bạn tạo 1 file tương tự như file ở theme mẹ trong child theme, thì WordPress sẽ tiến hành thực thi file đó ở child theme thay cho theme mẹ.

Ví dụ cho dễ hiểu: Mình muốn chỉnh sửa file header.php, thì mình có thể copy file header.php ở theme mẹ vào child theme và chỉnh sửa trên file copy này. Lúc này, WordPress sẽ thực thi file header.php trong child theme thay cho file header.php trong theme mẹ, còn các file khác thì vẫn thực thi trên theme mẹ nhé.

Tuy nhiên, riêng file functions.php nếu có ở cả theme mẹ và child theme thì nó thực thi đồng thời cả 2 file chứ không giống như các file kia.

Vì vậy, để sử dụng Child theme tùy biến file, thì bạn chỉ cần copy file đó qua thư mục child theme và thay đổi trên child theme mà thôi.

Nhưng lưu ý,

Đường dẫn folder chứa các file cần chỉnh sửa ở child theme vẫn cần phải chính xác như đường dẫn bên theme mẹ.

Ví dụ mình đang dùng theme vietnguyenplus, có child theme là vietnguyenplus-child. Mình muốn chỉnh sửa file td_modul_single_base.php có đường dẫn là 
/vietnguyenplus/includes/wp_booster/td_modul_single_base.php. Thì ở child theme, mình cần tạo ra các folder tương tự theme mẹ là includes và wp_booster. Sau đó mới copy file td_modul_single_base.php sang folder wp_booster. Khi đó, file mới sẽ có đường dẫn là/vietnguyenplus-child/includes/wp_booster/td_modul_single_base.php. Như vậy là file mới ở child theme sẽ hoạt động.

Hướng dẫn sử dụng child theme với theme Newspaper


Bây giờ mình sẽ làm một ví dụ hướng dẫn các bạn cách sử dụng child theme cụ thể với theme Newspaper để dễ hình dung hơn.

Nói qua 1 tí, là hầu như các theme WordPress hiện nay đều có sẵn folder child theme lúc bạn tải về sau khi mua. Các nhà phát hành theme đều đã tạo sẵn cho các bạn để sử dụng thay vì tự mày mò tạo child theme. Đó cũng là lý do mà mình không hướng dẫn các bạn cách tạo child theme, bởi vì giờ có sẵn hết rồi, lấy xài thôi.

Bước 1: Các bạn cần tìm file child theme trong file source mình tải về lúc mua. Nó đơn giản chỉ là tên theme và thêm chữ child đằng sau. Ví dụ theme Newspaper sẽ là file, folder: newspaper-child.
Bước 2: Sau khi bạn đã tải theme gốc lên hosting, thì bây giờ bạn hãy tải nốt child theme lên cùng folder themes luôn, theo đường dẫn: /wp-content/themes. Sau đó giải nén ra và bạn sẽ có như trong ảnh:
Bước 3: Bây giờ, hãy vào trong admin WordPress, vào phần Giao diện (Appearance). Bạn sẽ thấy có 1 child theme xuất hiện y hệt theme mẹ. Chỉ cần chọn Kích hoạt (Active), là WordPress sẽ chuyển sang dùng Child theme của bạn:

Lưu ý, đôi khi kích hoạt child theme nó sẽ bắt bạn active lại các plugin đã cài trước đó, bạn chỉ cần vào kích hoạt các plugin đó là website sẽ hoạt động lại bình thường.

Rồi, bây giờ muốn chỉnh sửa CSS hay code thì bạn chỉ cần sửa trong child theme thôi. Thông thường child theme đã có sẵn cho chúng ta file functions.php và file style.css rồi. Các file khác khi cần sửa thì copy vào child theme (đúng với lưu ý ở trên) và sửa trong đó.

Mỗi khi theme cập nhật, các bạn có thể update folder theme mới lên và giải nén đè lên theme mẹ cũ là được. Tuy nhiên, nên lưu ý các file bị thay đổi trong theme mới nhé, nếu có thay đổi nhiều so với theme cũ thì bạn cần cập nhật nó sang child theme để website không bị lỗi.

Nếu các bạn có vấn đề gì chưa hiểu hoặc thắc mắc về Child theme là gì, hay các sử dụng child theme thì có thể để lại bình luận bên dưới, mình sẽ hỗ trợ trả lời sớm nhất có thể.

Chúc các bạn thành công ! 
Share on Google Plus

About Vietnguyen

Blog tổng hợp các kiến thức về website và marketing online. Chia sẻ là niềm vui ! Tôi làm được bạn cũng làm được. Nothing im possible
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét